Kiểm tra và bảo dưỡng Accu (Ắc Quy)

1640782664509.jpeg

I – Kiểm tra bằng mắt
1. Kiểm tra nứt vỏ và gãy cọc accu. Điều đó có thể làm rò rỉ dung dịch điện phân. Nếu bị, thay bình accu.
2. Kiểm tra đứt cáp hay mối nối và thay thế nếu cần thiết.
3. Kiểm tra sự ăn mòn ở cọc accu, chất bẩn và acid trên mặt accu. Nếu các cọc bị ăn mòn nghiêm trọng phải sử sụng chổi kim loại.
4. Kiểm tra giá giữ accu và siết lại khi cần.
5. Kiểm tra mực dung dịch điện phân trong accu. Nhìn từ bên ngoài hay mở nắp. Thêm vào nước cất khi cần, đừng đổ tràn.
6. Kiểm tra dung dịch điện phân có bị mờ hay biến màu không, nguyên nhân là do quá nạp và dao động. Thay thế bình accu nếu đúng vậy.​
1640782862734.png
II – Kiểm tra tình trạng sạc
Tình trạng sạc của accu có thể dễ dàng kiểm tra bằng một trong những cách sau:
– Kiểm tra tỉ trọng
– Kiểm tra điện áp hở mạch

1, Kiểm tra tỉ trọng

Tỉ trọng có nghĩa là khối lượng chính xác. Một cái phù kế có thể được sử dụng để so sánh khối lượng chính xác của dung dịch chất điện phân với nước. Chất điện phân có nồng độ cao trong một bình accu đã được nạp điện thì nặng hơn chất điện phân có nồng độ thấp trong bình accu đã phóng hết điện. Dung dịch chất điện phân là hỗn hợp acide và nước có tỉ trọng là 1.27.

Bằng cách đo tỉ trọng của dung dịch chất điện phân có thể cho chúng ta biết được bình accu đang đầy điện, cần phaỉ sạc hay phải thay thế.​
1640783114605.png

Tỷ trọng và phần trăm nạp

Sự chênh lệch tỉ trọng của các ngăn:
Sự chên lệch tỉ trọng của các ngăn không vượt quá 0.05. Sự chênh lệch so sánh giữa ngăn cao nhất và ngăn thấp nhất. Một bình accu nên bỏ đi nếu sự chên lệch vượt quá 0.05. Trong ví dụ dưới đây, sự chênh lệch tỉ trọng của dung dịch chất điện phân trong ngăn thứ nhất và ngăn thứ và ngăn thứ 5 là 0.07. Nên bình accu cần được thay thế. Ngăn thứ 5 đã hỏng.
1640783157606.png

Tỷ trọng các ngăn
Nhiều yếu tố gây nên sự chênh lệch giữa các ngăn, ví dụ, khi mới châm nước vào các ngăn, làm cho dung dịch bị loãng, kết quả là đọc được tỉ trọng thấp. Nạp bình accu rồi đo lại sẽ cho ta kết quả đúng.

Trình tự kiểm tra tỉ trọng
1, Đeo thiết bị bảo vệ mắt thich hợp
2, Mở nắp bình accu
3, Bóp cái bầu hút của phù kế và đưa cái đầu hút vào ngăn gần cực dương nhất.
4, Từ từ thả lỏng bầu hút, hút vừa đủ dung dịch điện phân để làm nổi đầu đo bên trong lên.
5, Đọc tỉ trọng chỉ trên đầu đo. Đảm bảo rằng đầu đo được nổi lên hoàn toàn.
6, Ghi lại giá trị rồi thực hiện lặp lại quá trình cho các ngăn còn lại.

Qui trình quan sát cửa xem tỉ trọng:
1, Đeo dụng cụ bảo vệ mắt thích hợp
2, Quan sát phù kế lắp trong bình accu
– Điểm quan sát màu xanh: bình accu đã nạp đủ
– Điểm quan sát màu xanh đen: Bình accu cần nạp
– Điểm quan sát màu vàng nhạt: bình accu hỏng, cần thay thế.​
1640783407697.png

Đo tỷ trọng
2, Kiểm tra điện áp hở mạch
Dùng một đồng hồ số để kiểm tra điện áp bình accu khi hở mạch. Đồng hồ kim không chính xác và không thể dùng.
1640783618601.png

Kiểm tra điện áp hở mạch

1, Bật đèn đầu lên pha trong vài phút để loại bỏ nạp bề mặt.
2, Tắt đèn đầu và nối đồng hồ qua hai cực của bình accu
3, Đọc giá trị điện áp. Một bình accu được nạp đầy có giá trị 12.6 V. Ngược lại một bình accu đã hỏng điện áp là 12V.

III – Kiểm tra khả năng chịu tải nặng của accu
Khi kiểm tra tình trạng sạc của bình accu, không cho chúng ta biết được khả năng cung cấp dòng khi khởi động động cơ. Kiểm tra khả năng chịu tải nặng của accu cho chúng ta biết khả năng phân phối dòng điện của accu.​
1640783729436.png

Kiểm tra khả năng chịu tải nặng
1640783761891.png

Kiểm tra dòng ký sinh

Trước khi kiểm tra tải nặng phải xác định dung lượng bình accu. Dung lượng bình accu ghi trên nhãn bình. Nó có thể biểu diễn bằng CCA (Cold Cranking Amps) hay AH (Amp-Hour).​
1640784023928.png

Thông số accu

Qui trình kiểm tra khả năng chịu tải nặng:
– Lắp đặt bộ thử tải
– Tăng tải lên bằng núm điều khiển đến khoảng gấp 3 lần AH hay một nửa CCA
– Duy trì tải không quá 15s, ghi nhận giá trị điện áp.
– Nếu điện áp đọc được là
+ 9.6V hay cao hơn, bình accu còn tốt
+ 9.5V hay thấp hơn, bình accu có khiếm khuyết và cần thay thế.
IV – Kiểm tra rò điện
1, Dòng kí sinh
Dòng kí sinh là những dòng nhỏ cần thiết để hoạt động các thiết bị điện khác nhau giống như đồng hồ, bộ nhớ máy tính, cảnh báo mà nó tiếp tục hoạt động khi xe đã ngừng, công tắc máy đã đóng. Tất cả các xe ngày nay đều có dòng kí sinh nó sẽ làm cạn bình accu nếu không chạy xe và sạc định kì. Vấn đề nảy sinh khi dòng kí sinh vượt quá 35mA.
Dòng rò không mong muốn là nguyên nhân tại vì sao bình accu tiếp tục phóng điện. Dòng rò không mong muốn có thể là dòng kí sinh quá mức cho phép hay mặt trên của bình accu bị ẩm và ô xy hóa quá mức, nó có thể sinh ra một đường dẫn giữa hai cực, gây ra dòng rò, thường là lớn hơn 0.5 V cho một bình tự phóng điện. Nó gọi là dòng rò nắp bình.

2, Kiểm tra dòng rò:
Để kiểm tra dòng kí sinh quá mức hay tải kí sinh người ta dùng ampe kế. Đảm bảo rằng tất cả các tải điện trong xe đều tắt hết, cửa đóng và chìa khóa xe được rút ra khỏi ổ cắm. Tháo một trong các cáp nối ra khỏi bình accu, gắn một ampe kế nối tiếp giữa cọc bình accu và cáp. Giá trị đọc được nên nhỏ hơn 35mA. Nếu dòng lớn hơn chứng tỏ dòng kí sinh đã vượt quá định mức. Một cái gì đó đang nối và gây hết điện bình accu. Ô tô ngày nay cho dòng kí sinh không vượt quá 20mA để duy trì bộ nhớ điện tử và các mạch điện.

Chú ý:
Nếu bình accu bị gỡ cáp, dòng kí sinh tạm thời có thể tăng lên. Các mạch điện và máy tính thân xe sẽ được kích hoạt và hoạt động trong một khoảng thời gian. Khoảng thời gian kích hoạt này nằm trong khoảng vài giây đến 30 phút. Nếu khi nào có thể thì tránh gỡ cáp bình accu khi thực hiện phép thử này. Có thể đặt một que đo của đồng hồ ampe lên một cọc của bình accu, một que còn lại lên đầu cáp của bình accu. Cùng lúc đó tháo cáp bình accu ra.

Kiểm tra accu tự phóng điện (dòng rò trên nắp), chúng ta sử dụng một đồng hồ volt kế loại số. Gắn que âm (màu đen) của đồng hồ vào cực âm của bình accu, que dương (màu đỏ) vào mặt trên của vỏ accu. Nếu như điện áp lớn hơn 0.5V, rửa nắp bình accu bằng dung dịch soda và nước, sau đó lau nước trên mặt bình.

3, Kiểm tra sụt áp ở kẹp cực
Điện trở giữa cọc bình accu và kẹp cực cũng là một vấn đề của accu. Mặc dù trông vẫn bình thường nhưng ôxít kim loại và ăn mòn nhẹ có thể gây ra điện trở lớn tại chỗ nối, vì vậy gây ra điện áp rơi và giảm dòng điện qua máy khởi động. Cực bình accu và kẹp cực nên được lau chùi mỗi khi kiểm tra accu. Để kiểm tra điện trở chỗ nối, chúng ta thực hiện phép đo điện áp rơi khi khởi động xe. Điện áp rơi phải là 0V. Bất cứ giá trị đọc nào mà lớn hơn 0V đều phải lau chùi điểm và kiểm tra.​
1640784276937.png

Kiểm tra sụt áp kẹp cực

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *